Từ nguyên Apollo

Tên gọi Apollo có thể xuất phát từ một cụm từ ghép Apo-ollon của thời kỳ Tiền Hy Lạp[cần dẫn nguồn], có vẻ có liên quan đến động từ cổ Apo-ell-, theo nghĩa đen là "người thúc khuỷu tay" và vì thế là "người xua tan". Thật ra, thần là hiện thân của khả năng xua đuổi và tránh né tai ương. Điều này có liên quan đến quyền năng của thần trong việc xua tan bóng tối bằng Mặt Trời buổi sáng và quyền năng về nhận thức của lý trí và khả năng dự báo giúp xua tan những hoài nghi và sự ngu dốt. Thêm vào đó, khả năng này của Apollo giúp thần có mối liên hệ với:

  • tường thành và cửa ra vào là những thứ nhằm bảo vệ để chống lại những kẻ xâm lấn;
  • sự di dân khai hoang hay lưu đày đến thuộc địa nhằm đem người đi xa;
  • chữa bệnh là xua tan dịch bệnh;
  • những người chăn cừu bảo vệ và chăm sóc đàn cừu của mình tránh khỏi các loài gây hại và dã thú.
  • âm nhạc và nghệ thuật xua tan những bất hòa và sự thô lỗ thiếu văn hoá;
  • các thanh niên mạnh khỏe và giỏi giang với khả năng xua đi những kẻ xâm nhập và quân xâm lược;
  • khả năng nhìn thấu tương lai.

Plutarch thì lại giải thích trong Moralia rằng Apollon biểu thị cho sự đồng nhất bởi vì pollon có nghĩa là "nhiều" và tiền tố a- trước nó mang ý nghĩa phủ định. Do đó, Apollon có thể được hiểu là "được lấy từ đám đông". Apollo thỉnh thoảng cũng gắn với người du mục.

Hesychius lại lên hệ tên gọi Apollo với chữ Doric απελλα, có nghĩa là một nhóm người tập hợp lại vì mục đích nào đó nên Apollo là thần của đời sống chính trị; đồng thời, ông cũng giải thích σηκος ("bãi rào"), trong trường hợp Apollo là thần của bầy hay đàn thú nuôi.